Công việc của bảo vệ cơ quan doanh nghiệp là một cụm từ chuyên sâu trong ngành mà không phải ai cũng biết. Vậy thì quy định nghiệp vụ bảo vệ cơ quan doanh nghiệp gồm những gì. Có những câu hỏi nào thường được nhiều cơ quan doanh nghiệp đặt ra nhiều nhất về vấn đề này. Hãy cùng bảo vệ Yuki Sepre24 tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Công việc của bảo vệ cơ quan doanh nghiệp là gì?
Để hiểu rõ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về định nghĩa nghiệp vụ bảo vệ. Công việc của bảo vệ cơ quan là tổng hợp các biện pháp chuyên môn; trang bị cho lực lượng bảo vệ nhằm đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn. Vậy thì nghiệp vụ bảo vệ cơ quan doanh nghiệp là các kỹ năng chuyên môn của nhân viên bảo vệ. Với mục đích mang lại sự an toàn cho các cơ quan doanh nghiệp.
Và chính phủ cũng có quy định rõ ràng về nghiệp vụ bảo vệ cơ quan doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu về công việc của bảo vệ trong phần dưới đây.
Nhà nước quy định về nghiệp vụ bảo vệ cơ quan doanh nghiệp
Theo Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về nghiệp vụ bảo vệ cơ quan doanh nghiệp. Thì nghị đinh sẽ thông tin cho chúng ta biết về những quy định chung; trách nhiệm của cơ quan doanh nghiệp sử dụng dịch vụ bảo vệ; Và các chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan dịch vụ bảo vệ.
- Quy định chung
+ Phạm vi điều chỉnh: quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách đối với lực lượng nhân viên bảo vệ tại các cơ quan doanh nghiệp
+ Đối tượng áp dụng: cơ quan doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Việt Nam
+ Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ cơ quan doanh nghiệp: hoạt động tổ chức bảo vệ sẽ phải do người đứng đầu doanh nghiệp đó quyết định thành lập; chịu sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của người đứng đầu cơ quan.
Bên cung cấp dịch vụ bảo vệ phải thực hiện đúng theo quy định của nghị định này. Và thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Nghiêm cấm hành động lợi dụng danh nghĩa bảo vệ thực hiện hành vi trái pháp luật. Xâm phạm đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân.
+ Nghiệp vụ bảo vệ:
Nhiệm vụ của bảo vệ cơ quan tổng hợp các biện pháp chuyên môn trang bị cho lực lượng bảo vệ. Nhằm đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn cơ quan doanh nghiệp
+ Huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ: huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ tổ chức và cấp giấy chứng nhận
+ Tiêu chuẩn nhân viên bảo vệ: công dân VN đủ 18 tuổi, có lý lịch rõ ràng. Phẩm chất đạo đức tốt, trình độ học vấn tốt nghiệp THPT trở lên. Có đủ năng lực hành vi dân sự và đủ sức khỏe đáp ứng công việc là bảo vệ.
+ Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan doanh nghiệp. Và các nhân viên làm việc trong các cơ quan doanh nghiệp đó:
Đối với người đứng đầu: chịu toàn bộ trách nhiệm về việc đảm bảo an ninh, tài sản doanh nghiệp. Chỉ đạo và kiểm tra thực hiện kế hoạch, nội quy bảo vệ cơ quan…
Cán bộ, công nhân viên trong cơ quan doanh nghiệp có trách nhiệm tham gia xây dựng; giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng bảo vệ thực hiện nhiệm vụ.
+ Trách nhiệm của Bộ công an: quy định việc phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp trong công tác thực hiện kiểm tra bảo vệ. Chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và công việc của bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
Trong nghị định này chỉ rõ những điều mà lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp cần phải làm. Cụ thể thực hiện các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ theo đúng như quy định của pháp luật và những điều kiện đã thỏa thuận ban đầu với bên doanh nghiệp. Để đảm bảo đúng nghĩa vụ mang lại an toàn, trật tự an ninh cho cơ quan, doanh nghiệp.
Ngoài ra thì trong Nghị định 06/2013/NĐ-CP ban hành các chế độ, chính sách đối với nhân viên bảo vệ cho cơ quan doanh nghiệp.
Cuối cùng là tổ chức thực hiện. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2013 về hoạt động và tổ chức lực lượng cơ quan doanh nghiệp.
Trách nhiệm thi hành: Bộ trưởng Bộ công an có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể thi hành nghị định này.
Những điều trên có thể giải đáp được mọi câu hỏi, mà các doanh nghiệp, công ty, cơ quan đặt ra cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.